Tên dự án: Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương
Chủ đầu tư: BQL dự án Mỹ Thuận
Địa điểm xây dựng: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang
Thời gian thực hiện: 2003
Thời gian đưa vào hoạt động: 2010
Tổng mức đầu tư: 9.885 tỉ đồng
Công việc thực hiện: Khảo sát, thiết kế
Tóm tắt thông số kỹ thuật
– Phần đường
- Cấp đường: Cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/h
- Qui mô mặt cắt ngang:
- Qui hoạch 8 làn xe. Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe. Mặt cắt ngang nền đường giai đoạn 1 mỗi chiều xe rộng 12m, gồm:
- 2 làn xe cao tốc: 2×3.75m = 7.5 m
- 1 làn đỗ xe khẩn cấp:1×3.0m = 3.0 m
- Dải an toàn bên trong: 0.75 m
- Lề trồng cỏ bên ngoài:0.75 m
- Tổng chiều rộng nền 12 m
- Qui hoạch 8 làn xe. Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe. Mặt cắt ngang nền đường giai đoạn 1 mỗi chiều xe rộng 12m, gồm:
- Mô đun đàn hồi yêu cầu: Ech ≥ 2000 kG/cm2.
– Phần cầu
- Tải trọng thiết kế cầu: Xe HL-93 theo “Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-01”
- Cấp động đất: Cấp VI theo thang MSK-64
- Khổ cầu: Trong giai đoạn 1, mặt cắt ngang cầu theo tiêu chuẩn chung của tuyến đáp ứng được 4 làn xe cơ giới cho 2 chiều xe chạy kết hợp dải dừng xe khẩn cấp, dải an toàn. Mặt cắt ngang 1 chiều xe như sau:
- Phần xe chạy, 2 làn xe:2×3.75m = 7.5 m
- Dải dừng xe khẩn cấp: 1×3.0m = 3.0 m
- Dải an toàn bên trái:0.75 m
- Lan can:2×0.5 m = 1.0 m
- Tổng cộng 12.25 m
- Khoảng cách giữa 2 cầu là 1m, tổng chiều rộng mặt cắt là 25.50 m.
– Xử lý đất yếu: Do tuyến đi qua nhiều điều kiện địa chất khác nhau nên tùy vào mỗi đoạn sẽ có những giải pháp xử lý khác nhau. Các giải pháp gồm: giếng cát kết hợp gia tải với đường kính giếng cát D=40cm; làm sàn giảm tải trên toàn bộ diện tích nền qua túi bùn; một số đoạn chiều dài đất yếu dài thay thế bằng phương án cầu cạn.